Doanh nhân Vi Thị Thuận và Doanh nghiệp Xã hội Thuận Hòa

14:5523/11/201864 lượt xem

Vi Thị Thuận – chủ sở hữu của trung tâm xã hội Thuận Hòa sinh ngày 16/02/1972. Giống như những người con gái Thái khác, chị đã được dạy may và dệt kể từ khi còn là một đứa trẻ. Vì thực tế cha qua đời từ khi chị còn ở tuổi 13 và điều kiện gia đình rất khó khăn tại thời điểm đó, chị Thuận chỉ được học đến lớp 5. Kể từ đó, chị phải giúp đỡ gia đình của mình với công việc nội trợ và theo mẹ để làm kinh doanh. Thời thơ ấu khiến chị trở thành một người phụ nữ có tính cách giản dị, tốt bụng. Hiểu biết sâu sắc về những người có điều kiện nghèo khó, chị sẵn sàng giúp họ bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu.

Năm 1986, kinh doanh vàng nở rộ, kéo càng nhiều phụ nữ vào “cơn bão vàng”, ngành dệt thổ cẩm của người Thái đã bị lu mờ. Vì sự phát triển của ngành thổ ngày càng mỏng manh, chị Thuận phải tìm công việc khác để làm. May mắn thay, một cặp vợ chồng người thành phố đã gặp và yêu cầu chị ua tóc và sau đó bán cho họ. Chị không bao giờ nghĩ rằng mình làm công việc này, nhưng mỗi lần đi chợ, nhìn thấy một cô gái muốn bán tóc, chị đã mua và bán lại với giá 200.000 nghìn đồng, lợi nhuận cao hơn nhiều so với làm nông. Tuy nhiên, chị Thuận tâm sự: “Điều này mang lại lợi nhuận kinh doanh tốt những thật đáng tiếc khi một cô gái phải bán tóc của mình, vì vậy tôi quyết định từ bỏ và trở lại kinh doanh thổ cẩm”. Trong năm 2007, mỗi lần đi lang tahng trên đường phố cổ Hà Nội, chị đột nhiên thấy các sản phẩm thổ cẩm quê hương được treo trong các cửa hàng sang trọng cho người nước ngoài. Ngay sau đó, một ý tưởng đã nảy sinh rằng chị sẽ là nguồn cung cấp thổ cẩm chính cho các cửa hàng tại Hà Nội. Ngay lập tức, chị Thuận trở về quê để thực hiện một kế hoạch cho vùng miền núi xa xôi, nơi phụ nữ Thái, Mông đang làm ra các sản phẩm thổ cẩm hàng ngày. Trong những chuyến đi của mình, chị thấy rất nhiều trẻ em khuyết tật vẫn làm việc để đổi lấy gạo ăn. Với lòng nhân ái tuyệt vời đối với những đứa trẻ này, chị đã bàn với chồng nhận các trẻ em sống và làm việc với gia đình. Tại thời điểm đó, Thuận Hòa đã chính thức được thành lập vào năm 2008. Mỗi đứa trẻ là một phần của sự kém may mắn, nhưng ở đây các em đã may mắn hơn vì có điều kiện tốt để hòa nhập công đồng. Chị Thuận nói rằng đào tạo nghề cho các em thậm chí còn ít khó khăn hơn giúp họ hòa nhập cộng đồng. Chị nhớ lại những ngày đầu đón Hà Thị Hoa – cô gái phải đối mặt với thiểu năng trí tuệ ở Tân Sơn đến Thuận Hòa. Một năm sau, cha em qua đời, Hoa đã không đồng ý theo người thân của em trở lại quê nhà mà không có chị Thuận đi cùng. Sung Y Sức là một cô gái Mông, không biết cả tiếng Thái và tiếng Kinh. Chị Thuận là người đã dạy Y Sức từ tiếng Việt đến việc dùng đũa. Đối với mỗi đứa trẻ, chị đã phải dùng từng cách khác nhau để chia sẻ, chính vì tình cảm đó, tất cả các trẻ em ở Thuận Hoà đều gọi chị Thuận là “mẹ”.

Mặc dù nghỉ học từ lớp 5, chị Thuận vẫn tự tìm hiểu tất cả các kỹ năng kinh doanh từ làm chủ doanh nghiệp đến các kỹ năng công nghệ. Chị trực tiếp dạy cho học viên các kỹ năng cơ bản để làm sản phẩm thổ cẩm. Để sử dụng máy tính và Internet, chị đến học tại các cửa hàng dịch vụ Internet trên địa bàn huyện, nếu tìm kiếm ra một điều mới thú vị, chị sao chép vào thẻ nhớ và sau đó học một mình ở nhà. Nhận tiền cho giai đoạn đầu tiên của dự án tài trợi CSIP, chị Thuận mời AMICA Corp để tư vấn kinh doanh với tổng kinh phí 100 triệu đồng. AMICA là một công ty Việt Nam cung cấp các giải pháp phát triển kinh doanh dựa trên nghiên cứu và hiểu biết trong lĩnh vực này cũng như các hoạt động cụ thể của doanh nghiệp. AMICA đã lập ra một kế hoạch kinh doanh, tầm nhìn và nhiệm vụ cho Thuận Hòa. Những biến chuyển quan trọng đã xảy ra nhờ sự xuất hiện của AMICA Corp, Thuận Hòa hiện nay đã có thể tiến triển công việc kinh doanh một cách cụ thể, có mục tiêu. Chị Thuận cho biết: “Trước đây, chúng tôi chỉ như một mớ hỗn độn trong hoạt động kinh doanh của chính mình, đôi khi, chúng tôi thậm chí không biết đang đứng ở vị trí nào, cần tìm hiểu những điểm gì. Nhưng bây giờ, chúng tôi có một kế hoạch rõ ràng”. Ngay cả bây giờ, chị Thuận có thể hiểu sâu sắc hơn về khái niệm doanh nghiệp xã hội, trong khi đó, trước đây, chị không có nhận thức về ý nghĩa của vấn đề này.

Thật khó để kinh doanh và chăn sóc gia đình cùng một lúc, đặc biệt đối với doanh nhân nữ. Cân bằng công việc kinh doanh của riêng mình và mối quan hệ gia đình là một nhiệm vụ quan trọng. Mặc dù vậy, chị Thuận đã thành công trong việc duy trì cả hai nhiệm vụ. Một ngày của chị bắt đầu với việc lên thực đơn ăn uống cho các khu nhà nghỉ, sau đó giảng dạy các học viên cách tạo ra sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Đôi khi, chị đến Hà Nội để mua các vật liệu và thăm các trung tâm xã hội ở tỉnh khác để học hỏi kinh nghiệm. Chị cũng là người phụ trách kinh doanh và thực hiện hợp đồng với các đối tác. Bên cạnh đó, chị Thuận đã hoàn thành nhiệm vụ của một người vợ, một người mẹ để chăm sóc gia đình. Chắc chắn đây là một lịch trình bận rộn và không dễ dàng cho bất cứ ai để giải quyết, tuy nhiên, chị đã hoàn thành một cách rất tuyệt vời.

May mắn, gia đình của chị Thuận luôn luôn hỗ trợ trên mỗi bước đường để trở thành một doanh nhân xã hội, các thành viên trong gia đình sẵn sàng chia sẻ một phần công việc với chị. Mẹ của chị, cùng với những người thân khác, phục vụ tất cả các bữa ăn với các món truyền thống hàng ngày. Chồng chị Thuận là hướng dẫn viên du lịch của chương trình leo núi dài năm ngày, mọt phần chính của doanh nghiệp Thuận Hòa, Những người xung quanh chị Vi Thị Thuận rất vui mừng vì những đóng góp của chị cho xã hội, do đó, họ đã mang đến sự giúp đỡ ý nghĩa cho bản thân chị cũng như tổ chức Thuận Hòa. Ngoài ra, một bác sĩ về hưu, trước đây làm việc tại bệnh viện Mai Châu thường xuyên cung cấp thuốc cho người khuyết tật ở Thuận Hòa miễn phí và chữa trị cho họ bất cứ lúc nào.  Bên cạnh đó Giám đốc Công ty Du lịch và Truyền thông Á Châu (AC&T) – bà Đoàn Thị Thu Hương, người có kinh nghiệm trong việc thực hiện dự án hỗ trợ người khuyết tật muốn tận dụng lợi thế tất cả các mối quan hệ của mình để giúp đỡ Thuận Hòa trở thành một mô hình cơ sở cho các dự án khác. Mục đích của bà Hương là gây quỹ cho chương trình từ thiện thông qua các kênh thông tin từ công ty của riêng mình.

5.3. Yếu tố tạo nên thành công và bài học kinh nghiệm

Điều hành một doanh nghiệp xã hội ở khu vực miền núi có nhiều khó khăn hơn ở các khu vực đô thị vì tại các thành phố lớn, có thể dễ dàng hơn để nhận sự hỗ trợ của rất nhiều nhà hảo tâm cũng như các tổ chúc phi chính phủ. Có một thực tế là tiêu chuẩn sống  ở các huyện miền núi vẫn còn rất thấp, do đó, mọi người không thể đóng góp giúp ít nhiều cho xã hội. Thách thức hơn cả, hàng xóm thậm chí còn không hiểu những gì Thuận Hòa đã làm ngay từ những ngày đầu để bày tỏ sự cảm thông. Chị Thuận cho biết: “ Họ nghĩ rằng tôi bị điên vì tôi chỉ tiếp tục làm những việc vô ích cho bản thân mình, nhưng tôi cảm thấy rằng tôi đang đi đúng đường, tôi vẫn cứ đi”.

Trên tất cả, hai khó khăn lớn nhất là nguồn vốn và khách hàng. Cho đến khi nhận được kinh phí từ CSIP, chị Thuận đã tự xây dựng không ít nguồn vốn. Bên cạnh đó, tìm kiếm khách hàng rất quan trọng bởi càng có nhiều người nhận thức được uy tín của doanh nghiệp, lợi nhuận và sự hỗ trợ sẽ càng nhiều hơn. Thuận Hòa hiện đang cố gằng hết sức lực để tìm kiếm khách hàng cũng như các mối quan hệ để tăng lượng bán ra trong những năm tới. Tuy nhiên, kế hoach marketing của Thuận Hòa chưa mạnh khi chỉ sử dụng phương pháp truyền miệng để quảng bá sản phẩm. Thuận Hòa đang trong quá trình tạo ra một trang web riêng để tổ chức trở nên phổ biến hơn trên thị trường.

Mặc dù, phải đối mặt với nhiều khó khăn, Thuận Hòa đã đạt được những thành công đáng kể trong vài năm qua. Doanh thu đã tăng từ năm này sang năm khác với tổng số từ 500 – 600 triệu đồng. Ngày càng có nhiều người khuyết tật đến học tại trung tâm Thuận Hòa và cuối cùng tìm thấy một công việc cho mình. Tuy nhiên, theo chủ doanh nghiệp, sự thành công lớn nhất hiện nay là Thuận Hòa đã được biết đến nhiều hơn để các cá nhân, tổ chức cùng chia sẻ và giúp đỡ, Thuận Hòa không chỉ còn một mình trên con đường doanh nghiệp xã hội nữa. Đặc biệt, việc nhận được sự hỗ trợ kinh phí từ CSIP là một thành công lớn cho doanh nghiệp, bởi vì 30.000USD không phải là một số tiền nhỏ cho Thuận Hòa.

Chị Thuận có một lời khuyên cho tất cả các doanh nhân mong muốn bắt đầu một doanh nghiệp xã hội, đó là phải có một trái tim nhân hậu bởi nếu không, bạn không thể hiểu và thông cảm cho những người nghèo, người khuyết tật. Không giống như các loại hình kinh doanh khác, các doanh nghiệp xã hội đòi hỏi các doanh nhân phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn hơn và phải đủ mạnh mẽ để vượt qua các tình huống. Bên cạnh đó phải xây dựng tầm nhìn là không thể thiếu vì chúng tạo ra ý nghĩa của sự tồn tại doanh nghiệp và định hướng cho tương lai.

Câu chuyện liên quan

Nguyễn Thị Thu Hà chân dung nữ CEO công ty edtech gọi vốn thành công 15 triệu USD

Nguyễn Thị Thu Hà chân dung nữ CEO công ty edtech gọi vốn thành công 15 triệu USD

Chị Nguyễn Thị Thu Hà, hay còn được gọi là Hà San hiện đảm nhiệm vai trò COO của MindX…

Chuyển đổi số hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp

Chuyển đổi số hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp

Chuyển đổi số, phát triển thương mại điện tử trong sản xuất, kinh doanh đã mở ra nhiều cơ hội…

Vũ Thúy Liễu nữ giảng viên biến lá dứa thành sợi thời trang cao cấp

Vũ Thúy Liễu nữ giảng viên biến lá dứa thành sợi thời trang cao cấp

Vũ Thị Liễu - Founder và CEO của startup Ecosoi đã mang sợi vải được dệt từ lá dứa và…

Wehub